2 Phương pháp
1 Khái quát
Đầu vào
- Các nhãn \(\yo_k\) đã quan sát được đối với các mẫu \(\x_k\in\X\)
- Xác suất \(\pyx{\x_k}\) mà mô hình \(\model\) dự đoán mẫu \(\x_k\in\X\) có nhãn \(i\in M\)
Mặc nhiên
\[ \begin{cases} \pyx{\x} \geq 0 & \quad\forall i\in M, \forall\x\in\X \\ \sum\limits_{i\in M}{\pyx{\x}} \equiv 1 & \quad\forall \x\in\X \end{cases} \tag{1}\]
Các bước
- Tính \(t_i\), độ tự tin trung bình theo \(\model\) trong từng lớp \(i\in M\)
- Ước lượng phân bố xác suất đồng thời \(\Qt_{\yo, \yt}\) cho nhãn quan sát và nhãn thật
- Lọc và xếp hạng các mẫu theo mức độ khả nghi nhãn bị lỗi
- Loại bỏ các mẫu khả nghi nhất là nhãn bị lỗi
- Đặt trọng số cho các mẫu trong từng lớp \(i\in M\) để học một mô hình mới.
2 Chỉ tiêu tự tin
Gọi số lượng mẫu được quan sát có nhãn \(\yo=i\) là \(\vect{C}_{\yo=i} \defined |\X_{\yo=i}|.\)
Độ tự tin trung bình của mô hình \(\model\) đối với lớp \(i\in M\) là
\[ \thres_i = \frac{1}{\vect{C}_{\yo=i}} {\sum\limits_{\x\in\X_{\yo=i}}\pyx{\x}}. \tag{2}\]
Vì phép tính trung bình được thực hiện trên từng tập \(\X_{\yo=i}\) nên có thể \(\sum\limits_{i\in M}{\thres_i} \neq 1.\) Ta đề xuất lấy trung bình trên toàn bộ tập \(\X\) nếu \(\X_{\yo=i}\equiv\emptyset.\)
Với mỗi lớp \(i\in M\) ta chọn chỉ tiêu tự tin \(\thres_i\in(0,1)\) bằng độ tự tin trung bình Eq 2. Đối với từng mẫu \(\x\) và từng nhãn \(i\), giá trị xác suất dự đoán \(\pyx{\x}\) đưa ra bởi mô hình \(\model\), nếu không nhỏ hơn chỉ tiêu \(\thres_i\) thì ta cho rằng nhãn \(i\) có khả năng đúng với mẫu \(\x\). Tập hợp nhãn khả dĩ đối với mẫu \(\x\) là
\[ L_{\model,\thres}(\x)\defined \left\{i\in M: \pyx{\x}\geq \thres_i\right\} \tag{3}\]
Với giả định xác suất Eq 1 và chỉ tiêu tự tin Eq 2, với kỳ vọng \(L_{\model,\thres}(\x)\neq\emptyset,\) CleanLab (Curtis et al.’s 2021) chọn một nhãn có xác suất dự đoán lớn nhất: \[ \hat{l}_{\model,\thres}(\x)\defined \amax_{i\in L_{\model,\thres}(\x)}\pyx{\x} \tag{4}\]
để làm nhãn “đáng tin nhất” cho mẫu \(\x.\)
Ta đề xuất bù trừ chỉ tiêu vào công thức trên để cân đối với độ tự tin của mô hình, đồng thời nới lỏng ràng buộc \(i\in L_{\model,\thres}(\x)\) để tránh trường hợp không chọn được nhãn đáng tin, \[ \hat{l}_{\model,\thres}(\x)\defined \amax_{i\in M}\{\pyx{\x} - \thres_i\}. \tag{5}\]
3 Xếp hạng khả nghi
Gọi \(\Xt_{\yo=i,\yt=j}\) là tập (bất khả tri) các mẫu có nhãn quan sát là \(i\) và nhãn thật là \(j\), ta ước lượng nó bằng cách dùng các nhãn đáng tin nhất \(\hat{l}_{\model,\thres}(\x)\) tại Eq 5:
\[ \Xc_{\yo=i,\yt=j} \defined \left\{\x\in\X_{\yo=i}: \hat{l}_{\model(\x),\thres} \equiv j \right\} \tag{6}\]
Đơn thuần (mà lại hiệu quả) nhất, ta nghi ngờ các mẫu \(\left\{\x\in\Xc_{\yo=i,\yt=j}: i\neq j\right\}\) nằm ngoài đường chéo của ma trận \(\Xc_{\yo,\yt}\) là có nhãn lỗi. Xếp hạng mức độ khả nghi của các mẫu đó dựa theo xác suất do mô hình \(\model\) dự đoán: \[ \ec({\x}) \defined \max_{j\neq i}{\pyix{j}{\x}} -\pyx{\x}\quad \forall \x\in\X_{\yo=i} \tag{7}\] theo cách làm trong CleanLab của Curtis et al.’s (2021), và đảo dấu so với Wei et al.’s (2018).
Chúng tôi đề xuất bù trừ chỉ tiêu tự tin vào để tính độ khả nghi: \[ e_\thres(\x) \defined \max_{j\neq i}{\{\pyix{j}{\x}-\thres_j\}} -\{\pyx{\x} - \thres_i\} \quad \forall \x\in\X_{\yo=i}; \tag{8}\] bảo đảm \(e_\thres(\x)\in[0,1].\)
4 Ước lượng ma trận nhiễu
Ma trận đếm cặp nhãn \(\C_{\yo,\yt}\) kích thước \(m\times m\) lưu số phần tử của các tập \(\Xc_{\yo=i,\yt=j}\),
\[ \C_{\yo=i,\yt=j} \defined |\Xc_{\yo=i,\yt=j} | \tag{9}\]
ví dụ \(\C_{\yo=3,\yt=1} = 10\) có nghĩa là, đếm được 10 mẫu được gán nhãn \(3\) nhưng “thật ra” nên có nhãn \(1.\)
Vì Eq 6 ước lượng \(\Xc_{\yo=i,\yt=j}\approx\Xt_{\yo=i,\yt=j}\) cho nên \(\sum\limits_{j\in M}\C_{\yo=i,\yt=j} \approx \vect{C}_{\yo=i}.\)
Hiệu chỉnh ma trận đếm cặp nhãn qua hai bước. Bước đầu, hiệu chỉnh từng dòng theo số mẫu của từng lớp đã quan sát \(i\in M,\)
\[ \check{Q}_{\yo=i,\yt=j} = \frac{\C_{\yo=i,\yt=j}}{\sum\limits_{j\in M}\C_{\yo=i,\yt=j}} {\vect{C}_{\yo=i}}. \tag{10}\]
Cuối cùng, ta chia đều toàn bộ để tổng ma trận trở thành \(1.\)
\[ \Qc_{\yo=i,\yt=j}=\frac{\check{Q}_{\yo=i,\yt=j}}{\sum\limits_{i,j\in M}\check{Q}_{\yo=i,\yt=j}}. \tag{11}\]
Curtis et al.’s (2021) trình bày một số phương pháp dùng ma trận nhiễu Eq 11 để chọn lọc và xếp hạng nhãn khả nghi có lỗi.